Tiểu Học


Chương trình giảng dạy Tiểu học quốc tế cao cấp tại TP. Hồ Chí Minh 

Ưu điểm của chương trình Tiểu học tại AIS Việt Nam 

Chương trình tiểu học đẳng cấp quốc tế được lồng ghép vào từng môn học, mang đến trải nghiệm học tập năng động cho trẻ từ 5 đến 10 tuổi, giúp các em có nền tảng kiến thức vững chắc và các bậc cha mẹ sẽ rất an tâm khi chọn lựa các cơ sở của AIS tại trung tâm TP. Hồ Chí Minh. 

ACG-AIS-Primary-qualified-experienced-teachers

Đội ngũ giáo viên quốc tế 


Khối Tiểu Học mang lại một môi trường học tập đầy năng lượng, nhiệt tình, và sáng tạo. Kinh nghiệm, chuyên môn và sự cống hiến của đội ngũ nhân viên có trình độ cao của Nhà trường tạo nên một không khí tích cực mà học sinh có thể độc lập phát triển mạnh mẽ và đạt thành tích tốt nhất. Tất cả các lớp học đều có các giáo viên trình độ cao và đầy kinh nghiêm. Mỗi lớp nhà đều có một giáo viên ngoại quốc có trình độ và một giáo viên địa phương người Việt có trình độ.

Trường AIS áp dụng phương pháp học tiếp cận tìm tòi và giáo trình được phát triển xung quanh Chương trình Sơ Cấp Tú Tài Quốc Tế (IB PYP), là chương trình bổ sung với nhiều yếu tố của Chương Trình Tiểu Học Quốc Tế Cambridge (CIPP).

Điểm nổi bật của chương trình Tiểu Học Tú Tài Quốc Tế (PYP)


Phẩm Chất Học sinh

Chúng tôi nhắm vào việc giáo dục các cá nhân độc nhất có tinh thần hội nhập quốc tế, là những em có các đặc tính sau (gọi chung là ‘Phẩm Chất Học sinh’):

  • Ham học hỏi – Tính tò mò tự nhiên của các em đã được nuôi dưỡng. Các em đã đạt được những kỹ năng cần thiết để thực hiện nghiên cứu có chủ định, mang tính xây dựng. Các em tích cực ham thích việc học và lòng yêu thích học tập sẽ bền vững suốt cuộc đời các em.
  • Biết tư duy – Học sinh luyện tập chủ động thực hành kỹ năng tư duy có phán đoán và sáng tạo để chọn quyết định đúng đắn và giải quyết các vấn đề phức tạp.
  • Biết diễn đạt – Học sinh tiếp nhận và diễn đạt các ý tưởng và thông tin một cách tự tin hơn một ngôn ngữ, bao gồm cả ngôn ngữ ký hiệu toán học.
  • Bíêt chấp nhận rủi ro – Học sinh không ngần ngại tiếp cận các tình huống không quen thuộc và có tinh thần mạnh dạn và tự tin khám phá vai trò, ý tưởng và chiến lược mới. Các em can đảm và bảo vệ lưu loát những gì các em tin.
  • Có hiểu biết – Học sinh dành thời gian trong trường học tìm tòi các chủ đề có ý nghĩa và tầm quan trọng toàn cầu. Khi làm vậy, học sinh thu nhận được một khối kiến thức có phán đoán đáng kể.
  • Có nguyên tắc – Học sinh nắm bắt chính xác các nguyên tắc lý luận đạo đức. Các em có tính chính trực, trung thực và ý thức công bằng và công lý.
  • Biết quan tâm – Học sinh thể hiện sự nhạy cảm đối với các nhu cầu và cảm xúc của người khác. Các em có ý thức về cam kết cá nhân trong hành động và phục vụ.
  • Cởi mở – Học sinh tôn trọng quan điểm, giá trị và truyền thống của các cá nhân và nền văn hoá khác, và có thói quen tìm hiểu và tế nhị về các quan điểm khác nhau.
  • Biết cân bằng – Học sinh hiểu được tầm quan trọng của cân bằng thể chất và tinh thần cũng như an toàn cá nhân.
  • Biết suy ngẫm – Học sinh đưa ra những nhận xét thận trọng về việc học của bản thân và tự phân tích những thế mạnh và điểm yếu của mình với tinh thần xây dựng

 

ais-primary-students-learning-together.jpg

Các Em Học Những Gì


Chúng tôi nỗ lực giữ cân bằng giữa việc tìm tòi hiểu biết, thu nhận kiến thức và kỹ năng cần thiết, phát triển những thái độ tích cực và cơ hội cho hành động tích cực.

Nội dung môn học có ý nghĩa và đáng kể mà các em học sinh tìm tòi và hiểu biết được gọi là kiến thức. Kiến thức này được trình bày qua 6 khía cạnh: Ngôn ngữ, Nghiên cứu Xã hội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Toán học, Nghệ thuật, và Giáo dục Cá nhân, Xã hội và Thể chất.

 

Giáo Trình Tiểu Học


Để tìm hiểu rõ hơn về chương trình Tiểu Học của AIS, vui lòng tải giáo trình Tiểu Học của chúng tôi tại đây

Tải Giáo Trình Tiểu Học

Liên Hệ

Cẩm Nang Chương Trình Tiểu Học Tại AIS

Phẩm Chất Học sinh

Chúng tôi nhắm vào việc giáo dục các cá nhân độc nhất có tinh thần hội nhập quốc tế, là những em có các đặc tính sau (gọi chung là ‘Phẩm Chất Học sinh’):

  • Ham học hỏi – Tính tò mò tự nhiên của các em đã được nuôi dưỡng. Các em đã đạt được những kỹ năng cần thiết để thực hiện nghiên cứu có chủ định, mang tính xây dựng. Các em tích cực ham thích việc học và lòng yêu thích học tập sẽ bền vững suốt cuộc đời các em.
  • Biết tư duy – Học sinh luyện tập chủ động thực hành kỹ năng tư duy có phán đoán và sáng tạo để chọn quyết định đúng đắn và giải quyết các vấn đề phức tạp.
  • Biết diễn đạt – Học sinh tiếp nhận và diễn đạt các ý tưởng và thông tin một cách tự tin hơn một ngôn ngữ, bao gồm cả ngôn ngữ ký hiệu toán học.
  • Bíêt chấp nhận rủi ro – Học sinh không ngần ngại tiếp cận các tình huống không quen thuộc và có tinh thần mạnh dạn và tự tin khám phá vai trò, ý tưởng và chiến lược mới. Các em can đảm và bảo vệ lưu loát những gì các em tin.
  • Có hiểu biết – Học sinh dành thời gian trong trường học tìm tòi các chủ đề có ý nghĩa và tầm quan trọng toàn cầu. Khi làm vậy, học sinh thu nhận được một khối kiến thức có phán đoán đáng kể.
  • Có nguyên tắc – Học sinh nắm bắt chính xác các nguyên tắc lý luận đạo đức. Các em có tính chính trực, trung thực và ý thức công bằng và công lý.
  • Biết quan tâm – Học sinh thể hiện sự nhạy cảm đối với các nhu cầu và cảm xúc của người khác. Các em có ý thức về cam kết cá nhân trong hành động và phục vụ.
  • Cởi mở – Học sinh tôn trọng quan điểm, giá trị và truyền thống của các cá nhân và nền văn hoá khác, và có thói quen tìm hiểu và tế nhị về các quan điểm khác nhau.
  • Biết cân bằng – Học sinh hiểu được tầm quan trọng của cân bằng thể chất và tinh thần cũng như an toàn cá nhân.
  • Biết suy ngẫm – Học sinh đưa ra những nhận xét thận trọng về việc học của bản thân và tự phân tích những thế mạnh và điểm yếu của mình với tinh thần xây dựng

Chúng tôi nỗ lực giữ cân bằng giữa việc tìm tòi hiểu biết, thu nhận kiến thức và kỹ năng cần thiết, phát triển những thái độ tích cực và cơ hội cho hành động tích cực.

Nội dung môn học có ý nghĩa và đáng kể mà các em học sinh tìm tòi và hiểu biết được gọi là kiến thức. Kiến thức này được trình bày qua 6 khía cạnh: Ngôn ngữ, Nghiên cứu Xã hội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Toán học, Nghệ thuật, và Giáo dục Cá nhân, Xã hội và Thể chất.

Kiến Thức 

Các khái niệm chính được biểu hiện qua các câu hỏi:

  • Hình dạng (Trông nó giống cái gì?)
  • Chức năng (Nó hoạt động như thế nào?)
  • Nguyên nhân (Tại sao nó lại như vậy?)
  • Thay đổi (Nó thay đổi như thế nào?)
  • Kết nối (Nó kết nối như thế nào với các thứ khác?)
  • Quan điểm (Có những quan điểm nào?)
  • Trách nhiệm (Trách nhiệm của chúng ta là gì?)
  • Suy ngẫm (Làm sao chúng ta biết?)

Giáo trình PYP nhận diện hàng loạt các kỹ năng kỷ luật liên giáo trình, như trình bày bên dưới, là những kỹ năng đạt được trong quá trình học có cấu trúc.

  • Các kỹ năng tư duy: thu nhận kiến thức, tiếp thu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, tư duy biện chứng, và siêu nhận thức.
  • Các kỹ năng nghiên cứu: hình thành các câu hỏi, quan sát, lên kế hoạch, thu thập và lưu trữ dữ liệu, sắp xếp và diễn giải dữ liệu, và trình bày các kết quả nghiên cứu.
  • Các kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết, và giao tiếp không lời.
  • Các kỹ năng tự quản lý: các kỹ năng vận động thô và vận động tỉ mỉ, nhận thức không gian, tổ chức, quản lý thời gian, an toàn, lối sống lành mạnh, nguyên tắc hành vi và lựa chọn có tính toán.
  • Các kỹ năng xã hội: thừa nhận trách nhiệm, tôn trọng người khác, hợp tác, giải quyết xung đột, cùng nhau quyết định theo nhóm, và đóng nhiều vai trò khác nhau trong nhóm.

Học sinh được khuyến khích tư duy, lựa chọn khôn ngoan và hành động có trách nhiệm với các bạn đồng lứa, nhân viên trường và cả cộng đồng xung quanh. Qua việc phục vụ như vậy, học sinh có thể tăng trưởng về xã giao và về tính cách, phát triển các kỹ năng như hợp tác, giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột và tư duy có sáng tạo và phán đoán.

Tâm điểm triết lý của giáo trình PYP là một cam kết với quá trình học có cấu trúc là một phương tiện học tập lý tưởng. Toàn thể giáo viên và học sinh được hướng dẫn bởi 6 chủ đề xuyên ngành có ý nghĩa toàn cầu, tìm hiểu bằng kiến thức và các kỹ năng, bắt nguồn từ 6 lĩnh vực bộ môn, với sự nhấn mạnh đáng kể vào phương pháp học nghiên cứu:

  • Chúng ta là ai
  • Chúng ta ở không gian, thời gian nào
  • Chúng ta thể hiện mình như thế nào
  • Thế giới vận hành như thế nào
  • Chúng ta tổ chức như thế nào

Việc đánh giá trong giáo trình PYP nhận diện những gì học sinh biết, hiểu, làm và giá trị ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình giảng dạy và học tập. Đánh giá kết quả tìm tòi cũng như quá trình tìm tòi đều là mục tiêu quan trọng trong chương trình.

Các mục đích chính của việc đánh giá trong giáo trình PYP là:

  • Cung cấp phản hồi cho học sinh, phụ huynh và giáo viên
  • Xác định những gì học sinh biết và hiểu về thế giới
  • Thông báo và phân biệt giảng dạy và học tập
  • Theo dõi tiến độ của học sinh trong việc phát triển các thuộc tính phẩm chất của học sinh IB
  • Giám sát hiệu quả của chương trình

Về cơ bản, có hai loại đánh giá trong giáo trình PYP, mỗi loại có một chức năng cụ thể.

  • Đánh giá sơ bộ được đưa vào quá trình giảng dạy và học tập và từ đó việc đánh giá diễn ra trong các hoạt động hàng ngày của một lớp học. Điều này nhằm hỗ trợ cho học sinh học tập tốt hơn và giúp giáo viên lên kế hoạch cho giai đoạn học tiếp theo.
  • Đánh giá tổng kết diễn ra vào cuối quá trình giảng dạy và học tập và đem lại cho học sinh những cơ hội để trình bày những gì các em đã học được trong một bối cảnh mới. Đánh giá này nhằm mục đích cung cấp cho giáo viên, học sinh và phụ huynh nhận xét rõ ràng có chứng cứ về sự hiểu biết của học sinh tại một thời điểm cụ thể.

Để có một điểm chuẩn khách quan trong việc đánh giá học sinh, tất cả các em sẽ thực hiện Bài Kiểm Tra Cuối Cấp của Cambridge (Cambridge Checkpoint) cho môn Anh Ngữ và môn Toán vào gần cuối năm Lớp 6. Các em Học sinh từ Lớp 1 đến Lớp 5 cũng được đánh giá chính thức.

Triển Lãm PYP


Các em học sinh Lớp 6 (là năm cuối của Chương Trình Tiểu học) phải thực hiện một dự án cộng tác tìm hiểu lớn, gọi là Triển lãm PYP, dưới sự hướng dẫn của các giáo viên mình.
Cuộc triển lãm đánh dấu một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của cả nhà trường và của học sinh, tổng hợp các yếu tố trọng yếu của chương trình và chia sẻ chúng với toàn thể cộng đồng trường. Đây là một cơ hội cho học sinh thể hiện các thuộc tính của phẩm chất mà học sinh đã và đang phát triển trong suốt thời gian các em gắn bó với chương trình. Đây là một kinh nghiệm đỉnh cao đánh dấu sự chuyển đổi từ PYP sang các bước tiếp theo trong giáo dục.
 

Phần lớn việc học ở cấp tiểu học diễn ra tại lớp, với giáo viên chủ nhiệm và trợ giảng.

Tuy nhiên, các giáo viên chuyên nghiệp về  m Nhạc, Giáo Dục Thể Thao, Bơi Lội, Ngôn Ngữ và Văn Hóa Việt, Giáo Dục Công Dân Việt Nam và Trung Hoa cùng làm việc song song với các giáo viên chủ nhiệm để mang lại một chương trình mở rộng và có cấu trúc tốt.

Các em học sinh của trường có thể tận dụng cơ sở vật chất và tiện lợi xuất sắc bao gồm phòng tập thể dục, phòng đa năng, sân thể thao chiếu sáng, nhà thể thao có mái che, hồ bơi, hồ bơi luyện tập, thư viện, phòng nghệ thuật, phòng thí nghiệm khoa học và phòng máy vi tính.

Trong suốt cả năm, nhiều hoạt động được tổ chức tại trường để làm phong phú thêm giáo trình. Những hoạt động này hình thành một phần không thể thiếu trong đời sống học đường và bổ sung thêm chiều hướng cho việc học tập của các em. Các hoạt động khác nhau có thể liên quan đến cả khối lớp, chẳng hạn như các chuyến tham quan trong ngày như bài học yêu cầu tìm hiểu, hoặc các sự kiện toàn trường tham gia như Ngày Quốc tế và Hội Chợ Tết.

Học sinh của tất cả các Khối Lớp đều tham gia vào một chương trình dã ngoại và tham quan các địa điểm thu hút trong Thành phố Hồ Chí Minh như phòng trưng bày nghệ thuật, công viên, nơi yêu thích và viện bảo tàng. Các dịp này thường được kết hợp chặt chẽ với việc học diễn ra trong lớp.

Kỳ Trại Trường


Các kỳ trại là một phần không thể tách rời của giáo trình cho tất cả học sinh từ Lớp 2 trở lên. Các chuyến tham quan thường diễn ra vào tháng 11 hằng năm và cung cấp nhiều cơ hội để làm phong phú thêm giáo trình và phát triển kỹ năng xã giao và tính tự lập.

Các Hoạt Động Sau Giờ Học


Từ Lớp 1 trở lên, học sinh có thể tham gia vào Chương trình Hoạt động Sau Giờ Học (ASAs). Mỗi học kỳ nhiều hoạt động diễn ra trong các lĩnh vực thể thao, nghệ thuật minh họa và trình diễn, âm nhạc, ngôn ngữ và các hoạt động khác.
 

Đăng Ký Tìm Hiểu


Để được tư vấn về chương trình Tiểu Học hoặc đăng ký tham quan trường, phụ huynh vui lòng điền vào form bên dưới. Phòng Tuyển Sinh của AIS sẽ chủ động liên hệ tư vấn quý phụ huynh.